Hội nghị chia ra 2 phiên:
– Phiên 1: Thực trạng và triển vọng phát triển ngành HALAL tại Việt Nam;
– Phiên 2: Tăng cường và Hợp tác Quốc tế phát triển ngành HALAL tại Việt Nam.
Quang cảnh tại Hội nghị.
HALAL được hiểu như là giấy chứng nhận của tổ chức được phép cho Cộng đồng Hồi giáo tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các nước. Tuy nhiên, được chia ra thành nhiều nước như Malaysia, Indonesia, AUE… là quy định không giống nhau, các nước không thống nhất với nhau.
Cộng đồng Hồi giáo chiếm 24% dân số Thế giới, Việt Nam có khoảng trên 1000 doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo với tỷ lệ còn khá khiêm tốn (thấp) do nhiều nguyên nhân. Trong đó văn hóa, tôn giáo và sở thích riêng của người Hồi giáo cùng với những quy định riêng của từng nước cũng không giống nhau và giấy chứng nhận HALAL cũng có giá trị 1 năm cũng như 1 số hạn chế đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tại Hội nghị, doanh nghiệp cho biết các doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường này đã ổn định thì đã thấy dễ dàng, còn những doanh nghiệp mới xuất khẩu thì chưa ổn định, chưa theo hướng dẫn, còn lúng túng và cảm thấy chưa an tâm với tính nghiêm ngặt bắt buộc, theo quy trình thì phải được thực hiện nghiêm túc, được kiểm tra đầy đủ mới được xuất khẩu. Đây là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam chúng ta, tại Việt nam hiện nay có 3 tổ chức cấp giấy chứng nhận HALAL.